Loài kiến bé nhỏ là vậy nhưng xung quanh chúng luôn có rất nhiều nguy hiểm rình rập!
Loài kiến nhỏ bé từ lâu vẫn được biết tới là một động vật chăm chỉ, cần cù và rất đoàn kết. Thế nhưng “ở hiền chưa chắc đã gặp lành” đâu nhé. Cùng điểm danh những mối nguy đối với họ hàng nhà kiến để thấy những chú kiến nhỏ bé phải đương đầu với những thử thách “nghiệt ngã” ra sao!
Ốc sên

Loài ốc sên Allopeas myrmekophilos sử dụng chất nhờn có mùi thơm để cho kiến bắt chúng về tổ. Một khi ở bên trong tổ, nó dừng không tiết ra mùi nữa để không bị kiến ăn thịt. Sau đó sống nhờ vào nguồn cung cấp thực phẩm từ trong chính tổ kiến.
Ong bắp cày Eucharitid

Trong các loài họ hàng gần nhất với loài kiến, ong bắp cày được đánh giá cao với nhiều cách sống đặc biệt. Chúng sống kí sinh với loài kiến, sau khi rời ấu trùng nhỏ bé của mình, chúng sống ở các cây mà kiến đi qua. Chúng “làm thịt” các loài kiến cho đến khi trưởng thành.
Bọ cánh cứng Oogpister
Bọ cánh cứng ăn thịt hầu hết các loài kiến, nó xâm chiếm vào lãnh thổ kiến và sử dụng chân đá bay bất kỳ con kiến nào cố gắng ngăn cản nó. Bọ cánh cứng dử dụng acid từ loài kiến để bảo vệ chính mình khỏi các kẻ thù lớn hơn, một cách tự vệ thật khôn ngoan!
Sâu non Microdon

Microdon là một loài ruồi phorid, giống như ruồi giấm thường, giòi của chúng đã từng bị nhầm lẫn là con ốc sên. Với cơ thể dẹt giống như lá chắn và một mùi hương bảo vệ, những con giòi giả vờ chỉ là một thành viên của tổ kiến để sống kí sinh trong tổ.
Sâu bướm Liphyra

Trong khi có nhiều nét giống với sâu non Microdon và được hưởng các chế độ ăn uống giống kiến con, Liphyra thực sự là một con sâu bướm. Nó có thể bị các chú kiến tấn công liên tục khi bị phát hiện, nhưng vẫn sẽ chấp nhận chịu trận để yên ổn ăn kiến non.
Sâu bướm xanh

Ấu trùng của bướm xanh còn biết bắt chước cả mùi hương và âm thanh của kiến chúa. Trong một thí nghiệm, kiến chúa, kiến thợ và sâu bướm được đặt trong một không gian với nhau, kiến chúa ngay lập tức tấn công sâu bướm. Kiến thợ thì dập tắt cuộc chiến đấu và kéo ấu trùng bướm vào nơi an toàn do nó bị lầm tưởng ấu trùng bướm là kiến chúa. Mặc dù được cung cấp một nguồn lương thực ổn định, nhưng chúng cũng sẵn sàng xơi tái cả trứng kiến và ấu trùng.
Ấu trùng ruồi mimic

Những gì bạn đang thấy ở đây có thể tương tự như một chú sâu non nhưng nó thực sự là một con ruồi cái trưởng thành. Nó không có cánh sở hữu cái bụng to chiếm đến hơn 90% cơ thể. Con đực trông giống ruồi hơn, chúng có cánh và bay từ vùng này qua vùng khác để giao phối với con cái.
Bọ cánh cứng Paussinae

Bọ cánh cứng Paussinae là một loại bọ đặc biệt có khả năng phun hóa chất phòng thủ từ bụng của chúng. Chúng tự vệ bằng nhiều cách khác nhau như sử dụng hàm răng sắc nhọn của mình để ăn kiến non, hoặc răng giống như cái muỗng để mài nghiền thức ăn lỏng của kiến thợ.
Ruồi kiến mugging

Ruồi kiến mugging sử dụng “râu ăng-ten” để thăm dò loài kiến, sau khi phát hiện, chúng sử dụng miệng để phá hủy tổ kiến và ăn chiến lợi phẩm vừa dành được.
Các loài kiến khác

Tất nhiên, những kẻ thù lớn nhất của loài kiến chính là… bản thân chúng. Đôi khi một số loài kiến lớn xâm chiếm tổ của loài kiến nhỏ hơn để “chiếm dụng” lương thực. Hoặc là ngược lại, những con kiến nhỏ sẽ đào đường hầm tới tổ kiến to để chiếm thức ăn. Một số loài kiến khác thì bắt cóc kiến thợ từ tổ khác để “làm thịt” cơ đấy!
CÔNG TY DIỆT KIẾN HÀ NỘI
Tin tham khảo
- Nhà có nhiều mọt, làm cách nào để diệt?
- Chọn thuốc diệt mối cho cây trồng
- Môi trường phát triển của loài mối
- Xử lý mối cho cây trồng
- 7 phương pháp diệt mối hiệu quả
- Kinh nghiệm giúp bạn không có muối trong nhà
- Cách tránh muỗi đốt khi đi dã ngoại
- Tác động của thuốc diệt côn trùng sinh học đối với côn trùng gây hại
- Các bí kíp tránh muỗi đốt đơn giản, tự nhiên, an toàn
- Phun thuốc phòng sốt xuất huyết có độc hại?
- Những kẻ thù đáng ghét của loài kiến
- Diệt kiến cho cây trồng
- 12 cách diệt kiến đơn giản
- Kiến riện và kiến hôi
- Kiến đỏ và kiến đen
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN
CÔNG TY DIỆT CÔN TRÙNG THÔNG TÍN
Địa chỉ: 8B Hồ Hảo Hớn, P. Cô Giang, Q.1. TP.HCM.
-------------- | LIÊN HỆ DỊCH VỤ: | 0974 177 848/ 04. 3564 1381 | |
Gửi yêu cầu dịch vụ qua Email : | contrungviet@gmail.com | ||
Hệ thống thông tin website : | http://dietmuoithongtin.com http://dietmoi.com http://dietcontrung.net |